Tại sao phải đăng ký chứng chỉ SSL cho website?
Sẽ không thể tưởng tượng được nếu như website không bảo mật thông tin, mọi thông tin cá nhân của người dùng nhập vào website sẽ được truyền đi nguyên bản trên Internet. Điều này sẽ dẫn đến hệ luỵ, nguy cơ dữ liệu bị xâm nhập trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa người dùng và website là vô cùng cao. Kéo theo việc không tin tưởng từ khách hàng khiến dịch vụ của website không được ưa chuộng sử dụng. Do vậy, chứng chỉ SSL xuất hiện để có thể đáp ứng nhu cầu này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về SSL cũng như hiểu được tại sao phải đăng ký chứng chỉ SSL cho website nhé!
Chứng chỉ SSL là gì?
Định nghĩa của chứng chỉ SSL ( viết tắt của Secure Sockets Layer) là một công nghệ bảo mật tiêu chuẩn sẽ cho phép thiết lập kết nối được mã hóa giữa máy chủ( chính là website) (hosting) và máy tính / trình duyệt web ( từ phía client) để có thể đảm bảo rằng dữ liệu được truyền giữa hosting và client được duy trì một cách riêng tư nhất, tin cậy nhất!
Lợi ích của việc sử dụng chứng chỉ SSL cho website
Đầu tiên, lợi ích của chỉ số SSL chính là giúp bảo vệ thông tin dữ liệu giữa website và khách hàng. Toàn bộ dữ liệu có trên website sẽ được mã hóa hoàn toàn và được hệ thống thành nhiều phần để các đối tượng xấu không thể đọc được. Tiếp theo đó thì toàn bộ dữ liệu được mã hóa lúc này sẽ được xử lý qua chứng chỉ SSL, khi đó, chỉ có người nhận thông tin mới có thể đọc nội dung.
Bên cạnh đó thì chứng chỉ SSL cũng có nhiệm vụ đó là củng cố niềm tin cho khách hàng, thêm nữa là nâng cao độ tin cậy của cá nhân hay doanh nghiệp khi truy cập vào website. Thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật tuyệt đối là điều quan tâm hàng đầu của những người đang sử dụng hiện nay. Người dùng cũng yên tâm về thông tin cá nhân thanh toán, giao dịch được đảm bảo an toàn. Bạn sẽ yên tâm vì toàn bộ thông tin trong website của bạn sẽ được xác thực và bảo mật ổn định.
Chứng chỉ bảo mật SSL hoạt động như thế nào?
Nếu như đã tìm hiểu thì có thể biết chứng chỉ SSL hoạt động bằng cách tích hợp chuổi mã hóa vào thông tin định danh của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Chứng chỉ SSL sẽ có vai trò mã hóa mọi thông tin được truyền tải mà hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến website hoặc bị chỉnh sửa thông tin.
Chứng chỉ số SSL website sẽ bảo vệ những giao dịch trực tuyến và nâng cao độ uy tín của website đó với khách hàng như sau:
- Chứng chỉ SSL sẽ mã hóa tất cả những thông tin nhạy cảm trong hoạt động giao dịch trực tuyến của khách hàng.
- Mỗi chứng chỉ SSL sẽ được tạo ra cho 1 website duy nhất.
- Một cơ quan uy tín sẽ xác thực danh tính chủ thể của website trước khi cung cấp chứng chỉ SSL cho cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó.
Tại sao mọi website đều nên sử dụng chứng chỉ SSL?
Chứng chỉ SSL giúp tăng mức độ tin cậy cho websit
Công nghệ càng phát triển, kéo theo sự đề cao về bảo mật thông tin cá nhân nói riêng và thông tin nói chung càng phát triển. Những doanh nghiệp cũng dần có xu hướng nâng cao bảo mật cho website để phục vụ các khách hàng của mình được tốt nhất. Do vậy, việc sử dụng SSL cho các Website doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn hết trong thời gian gần đây. Điều này sẽ giúp củng cố lòng tin của khách hàng khi truy cập và tạo tài khoản tại một Website.
Theo nhận định từ các công ty Hosting, SSL cũng sẽ giúp các thông tin về khách hàng và thông tin nội bộ của doanh nghiệp được bảo vệ an toàn hơn. Đặc biệt quan trọng hơn cả với các website thương mại điện tử vì đặc điểm mô hình kinh doanh lưu trữ khối lượng lớn các thông tin như số điện thoại, thẻ tín dụng. Đây chính là những thông tin nhạy cảm, yêu cầu độ bảo mật cực cao. Do vậy SSL sẽ giúp giao dịch online trên sàn thương mại điện tử trở nên an toàn. Lúc này, thương hiệu/doanh nghiệp sẽ được nâng cao uy tín trong mắt khách hàng.
Giúp website đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm
Hiện nay các thuật toán của Google khá chặt chẽ, do đó, các website cũng cần có SSL bảo mật tốt để được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm so với các website không có chứng chỉ này. Việc SEO được website lên top sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm nhiều lợi thế về mọi khía cạnh.
Tăng khả năng bảo mật
SSL sẽ tăng tính bảo mật cho website và đây cũng sẽ là những ưu điểm hàng đầu khi các dữ liệu trao đổi của đôi bên được giữ an toàn và không bị kẻ gian chỉnh sửa. SSL sẽ đóng vai trò mã hóa mỗi gói dữ liệu đang trao đổi, giúp chúng được bảo mật theo phương thức mới nhất. Và đương nhiên là chỉ người nhận chân chính mới có thể nhận được thông tin cũng như có khả năng giải mã những thông tin này.
Phân loại các chứng chỉ SSL
Nếu như bạn còn đang tìm hiểu và tìm cách đăng ký chứng chỉ SSL cho trang web của mình nhưng chưa biết nên đăng ký loại SSL nào thì xem ngay nội dung dưới đây để biết được câu trả lời nhé!
Chứng chỉ DV-SSL (Domain Validated SSL)
DV-SSL (Domain Validated SSL) là chứng chỉ số giúp xác thực tên miền, giá rẻ, có khả năng mã hóa cơ bản, được sử dụng cho các khách hàng cá nhân. SSL DV sẽ chỉ yêu cầu người dùng xác minh quyền sở hữu tên miền, hơn nữa thời gian đăng ký và xác minh các thông tin này rất nhanh chóng.
Chứng chỉ OV-SSL (Organization Validation SSL)
OV-SSL (Organization Validation SSL) là loại chứng chỉ được sử dụng cho các tổ chức và doanh nghiệp và có độ tin cậy cao hơn DV SSL. Khi các doanh nghiệp dùng chứng chỉ SSL thì ngoài việc xác minh quyền sở hữu tên miền sẽ cần xác minh doanh nghiệp đăng ký đang thực sự tồn tại và hoạt động bình thường. Khi đăng ký OV SSL, tên của doanh nghiệp cũng sẽ được hiển thị chi tiết trên chứng chỉ được cấp.
Chứng chỉ EV-SSL (Extended Validation SSL)
Chứng chỉ số EV-SSL (Extended Validation SSL) là loại chứng chỉ xác thực mở rộng có độ tin cậy cao nhất và dành cho các tổ chức/doanh nghiệp đang hoạt động. Chứng chỉ số EV SSL này tuyệt đối tuân thủ các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh tính có thực và các hoạt động của doanh nghiệp/ tổ chức. Những doanh nghiệp này sẽ được cấp EV SSL sẽ có màu xanh lá cây trên thanh địa chỉ. Đây chính là điểm cộng lớn giúp gia tăng độ tin cậy của Website đó đối với các khách hàng.
Chứng chỉ số Wildcard SSL
Chứng chỉ số Wildcard SSL được sử dụng cho các Website có nhiều SubDomain cùng lúc. Wildcard SSL sẽ cho phép chạy không giới hạn các tên miền phụ chỉ một chứng chỉ SSL duy nhất. Chính điều này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp có nhiều Website vệ tinh cho Website chính.
Chứng chỉ số UC/SAN SSL
Cuối cùng là chứng chỉ loại UC/SAN SSL – được thiết kế riêng cho các ứng dụng Communication của Microsoft. Một số ứng dụng sử dụng UC/SAN SSL không thể không kể đến là Microsoft Office Communications, Microsoft Exchange Server, Lync và cũng là giải pháp tiết kiệm cho các môi trường khác như Share Hosting & QA Testing.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về chứng chỉ SSL, giải đáp cho câu hỏi : ” Tại sao phải đăng ký chứng chỉ SSL cho website” của nhiều người vẫn đang đi tìm. Hy vọng bài viết trên giúp ích cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu về SSL, bảo vệ trang web và thông tin khách hàng tốt hơn nữa.
>>Xem thêm: Top 5 trang web mua SSL giá rẻ uy tín nhất hiện nay