Bản quyền phần mềm là gì? Quy định và lưu ý bạn cần biết

Bản quyền phần mềm là gì? Quy định và lưu ý bạn cần biết

Cho đến thời điểm hiện nay ở nước ta việc sử dụng phần mềm chưa qua đăng ký bản quyền hay vấn đề vi phạm bản quyền có thể nói là khá phổ biến. Nhưng trong số đó có nhiều người vẫn đang còn hoang mang, không hiểu khái niệm bản quyền phần mềm là gì? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này ngay sau đây nhé bạn.

Bản quyền phần mềm là gì?

bản quyền phần mềm là gì?
Bản quyền phần mềm là gì?

Bản quyền phần mềm (Software Copyright) là gì? Đây là bản quyền cho phép người dùng sử dụng bất kỳ một phần mềm nào đó hợp pháp lý. Tuy nhiên, nếu như việc bạn sử dụng phần mềm mà không có bất kỳ bản quyền hợp pháp nào thì điều đó được mặc định là phần mềm trái phép. Khi đó người vi phạm bản quyền phần mềm sẽ được phạt theo luật xâm phạm bản quyền tác giả.

Hướng dẫn đăng ký bản quyền phần mềm

Đối với việc đăng ký bảo hộ bản quyền dành cho tác giả đối với phần mềm máy tính sẽ giúp người dùng khẳng định bản quyền đối với phần mềm, do chính mình thiết kế. Khi đó bạn có thể hạn chế được các kiện tụng, tranh chấp phát sinh trong tương lai, ngay trong phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước đăng ký bản quyền phần mềm, hãy cùng theo dõi nhé bạn.

software copyright
Đăng ký bản quyền phần mềm như thế nào?

1. Trường hợp 1: Nếu chủ thể đăng ký chính là chủ sở hữu/ tác giả ( đồng tác giả) thì cần các loại giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký bản quyền, bao gồm như sau:

  • Đĩa CD ghi phần mềm: 02
  • Bản in phần mềm đóng thành quyển: 02
  • Giấy ủy quyền từ tác giả/ đồng tác giả ( có chữ ký xác nhận của chính quyền nơi cư trú, cơ quan công chứng. quản lý nhân sự rõ ràng: 01 bản)
  • Bản sao CMND và CCCD của tác giả: 01 bản có công chứng ( kèm bản gốc để đối chiếu)
  • Tên bút danh (nếu có), tên đầy đủ, số điện thoại, địa chỉ hay fax của tác giả/ đồng tác giả

2. Trường hợp 2: Chủ thể đăng ký là chủ sở hữu nhưng không phải là tác giả/ đồng tác giả. Khi đó bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ như:

  • Đĩa CD ghi phần mềm: 02 bản
  • Bản in phần mềm được đóng thành quyển: 02 bản
  • Giấy ủy quyền của công ty/ tổ chức: 01 bản
  • Giấy chuyển nhượng từ tác giả ( đồng tác giả) cho các tổ chức/ công ty (kèm chữ ký và có xác nhận) hay có giấy chứng nhận tác phẩm xin đăng ký, đồng thời là tác phẩm đang được thực hiện theo nhiệm vụ công tác: 01 bản
  • Bản sao giấy phép thành lập tổ chức/ công ty/ giấy phép kinh doanh: 01 bản ( có công chứng)
  • Tên bút danh/ tên tác giả/ tên đầy đủ/ địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả hoặc đồng tác giả/ tổ chức/ công ty.
  • Bản sao CMND/ CCCD của tác giả ( đồng tác giả) kèm theo bản gốc nếu bản sao chưa công chứng: 01 bản.
  • Kèm theo giấy cam đoan từ tác giả
    • Giấy cam đoan đăng ký bản quyền
    • Giấy xác nhận
    • Giấy ủy quyền

3. Trường hợp 3: Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm trên máy tính

Cho đến thời điểm hiện tại, nước ta vẫn chưa có các quy định rõ ràng về việc đăng ký bản quyền phần mềm hay bảo hệ phần mềm trên máy tính của bạn.

Có thể nói rằng một phần mềm về cơ bản thì đều tạo thành các cơ sở dữ liệu, mã nguồn code. Ở trường hợp của bạn thì cho dù source code khác nhau 100% nhưng cũng không khẳng định được việc bạn không bị vi phạm bản quyền phần mềm máy tính.

Trong phần này sẽ không cung cấp các thông tin cơ bản, cơ sở dữ liệu gốc hay dữ liệu đã sửa. Vậy nên bạn chỉ cần đưa ra các thông tin mang tính tham khảo là được.

Về hồ sơ đăng ký bản quyền bảo hộ phần mềm máy tính sẽ bao gồm:

  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh: 01 bản ( đã công chứng)
  • Giấy ủy quyền ( đã được ký và đóng dấu)
  • Giấy xác nhận quyền sở hữu của tác phẩm
  • Giấy cam đoan của tác giả/ tác phẩm của nhiệm vụ được giao
  • Giấy CMND của tác giả (bản sao): 01 bản
  • Đĩa CD ghi nội dung phần mềm: 02 bản
  • Bản in tác phẩm đã được đóng thành quyển: 3 bản

4. Trường hợp 4: Các lưu ý trong khi đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính

  • Tác phẩm được đăng ký bản quyền dưới dạng của đồng tác giả
  • Tác giả có thể là cán bộ, công nhân viên được hưởng lương thì khi đăng ký cho công ty ký hợp đồng lao động thì là chủ sở hữu tác giả.
    • Nếu tác giả chỉ là người đại diện theo pháp luật thì việc ký xác nhận đều phải do các thành viên khác trong bản lãnh đạo ký nhận.
    • Đĩa CD bắt buộc phải có bìa bọc màu trắng, tiện cho việc đóng dấu

5. Trường hợp 5: Mẫu hồ sơ tham khảo

  • Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
  • Có mẫu giấy cam đoan của tác giả
  • Mẫu giấy quyết định giao nhiệm vụ/ giấy xác nhận
  • Mẫu giấy ủy quyền có đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
  • Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn và đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính

Quy định và lưu ý bạn cần biết về vấn đề bản quyền phần mềm

Theo nhận định từ giám đốc của công ty lập trình phần mềm Mona, việc kinh doanh phần mềm là một trong số ít ngành nghề đòi hỏi người đó phải nắm vững các kiến thức chuyên môn, hiểu rõ luật bản quyền và tài năng.

Thế nhưng, trong số đó vẫn không ít người còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký và bảo hộ bản quyền phần mềm. Nếu vậy thì bạn không nên bỏ qua phần này để lưu lại các quy định cũng như lưu ý khi đăng ký bảo hộ phần mềm.

bản quyền phần mềm

Sản phẩm kinh doanh

Theo điều 3, nghị định 71/2007/ NĐ-CP đã nêu: “ Sản phẩm phần mềm và tài liệu kèm theo sẽ được sản xuất và được lưu trữ ở bất kỳ dạng vật thể nào, khi đó người dùng có thể mua bán, chuyển đổi cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm mục đích khai thác”.

Vậy nên, đối tượng kinh doanh của bạn có thể là hàng hóa, doanh nghiệp hay một dịch vụ nào đó. Và căn cứ vào quy định của pháp luật, thì phần mềm có thể được phân loại dựa vào tính năng của nó bao gồm:

  • Phần mềm hệ thống
  • Phần mềm quản lý
  • Phần mềm ứng dụng
  • Phần mềm tiện ích
  • Phần mềm công cụ

Trong hoạt động kinh doanh

Sản xuất phần mềm với mục đích tạo mới, nâng cấp hay hoàn thiện, chỉnh sửa phần mềm. Nhằm hỗ trợ hoạt động trực tiếp, hỗ trợ trong sản xuất, cài đặt. Hoặc có thể là khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành và bảo trì phần mềm, tham gia các hoạt động tương tự khác.

Các chủ thể kinh doanh và vấn đề liên quan

Trong đăng ký kinh doanh

Cũng giống như các doanh nghiệp khác thì để kinh doanh phần mềm thì các doanh nghiệp đều phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của luật doanh nghiệp và luật đầu tư. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn mã ngành tương ứng với hoạt động kinh doanh:

Sản xuất/ gia công phần mềm

  • 6201: Là hoạt động viết, sửa, thử nghiệm cũng như trợ giúp phần mềm, lập trình phần mềm nhúng và gia công phần mềm.
  • 6202: Hoạt động lập, thiết kế hệ thống máy tính. Đồng thời tích hợp với phần mềm máy tính, công nghệ giao tiếp.

Xuất bản phần mềm

  • 5820: Phát hành mọi phần mềm trọn gói, viết và xuất bản phần mềm dành cho lĩnh vực giải trí, trò chơi video.
  • 4651: Bán buôn phần mềm
  • 4741: Bản lẻ phần mềm
  • 1820: Sao chép phần mềm, dữ liệu sang đĩa hoặc băng từ bản gốc

LƯU Ý:

Ngoài việc đăng ký kinh doanh, thì doanh nghiệp kinh doanh phần mềm phải đáp ứng được mọi điều kiện về an ninh, các trật tự theo quy định của pháp luật.

Lưu ý khác từ Groove Technology Software Company: nếu bạn là chủ doanh nghiệp làm phần mềm từ công ty dịch vụ, bạn có thể nhờ sự tư vấn của các công ty chuyên phần mềm về bản quyền hệ thống của bạn, từ đó có thể đảm bảo sự ổn định và lâu dài của hệ thống.

Đối với thuế

Đối với phần mềm nhập khẩu thì mọi doanh nghiệp đều phải nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT khâu nhập khẩu dựa vào thuế suất quy định, nhất là đối với các phương tiện chứa đựng phần mềm. Tuy nhiên, giá tính thuế sẽ không bao gồm giá trị sử dụng bản quyền trí tuệ, mà cụ thể đó là:

  • Phần mềm được chứa trong CD, mã là 8524.39.90.00 có thuế suất nhập khẩu và ưu đãi sẽ là 30% với mức thuế GTGT là 5%.
  • Phần mềm sẽ được chứa gọn trong USB, tiện cho việc dùng trong xử lý dữ liệu tự động và mã HS là 8471.70.50.00, thuế nhập khẩu ưu đãi lên đến 5% và thuế suất thuế GTGT sẽ là 5%.

Khi đó, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào thực tế vào hàng hóa nhập khẩu, phân loại mã số thuế hàng hóa. Hơn nữa, doanh nghiệp sản xuất phần mềm sẽ được hưởng các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tính từ khi được thành lập.

  • Từ 1-> 4 năm: Được miễn thuế TNCN
  • Từ 5 -> 13 năm: Giảm 50% thuế TNCN với mức thuế suất 10%.
  • Từ 14-> 15 năm: Thuế 10%
  • Từ >16 năm: Nộp thuế TNCN như các doanh nghiệp bình thường.

Thế nhưng, ngoài việc các doanh nghiệp đều tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm thì còn tham gia nhiều hoạt động khác. Khi đó doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi đối với nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm.

Kết luận

Như vậy, trong bài viết này chúng tôi cũng đã mang lại đến cho bạn các kiến thức liên quan đến công việc đăng ký bản quyền phần mềm, cách thức đăng ký bản quyền phần mềm. Hy vọng rằng, với các thông tin mà chúng tôi đem lại cho bạn trong bài viết này thực sự hữu ích.