Kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy 2023

Kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy 2023

Hội nhập kinh tế thế giới là điều kiện quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Để có thể đưa hàng từ nước ngoài vào Việt Nam lưu hành, hàng hóa đó cần được làm thủ tục nhập khẩu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy, những giấy tờ cần chuẩn bị và quy trình thực hiện.

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy quan trọng như thế nào?

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy quan trọng như thế nào?

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan cần thực hiện theo quy định của Luật Hải quan 2014 đối với hàng hóa là phụ tùng xe máy. Hàng hóa đã hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết được vận chuyển hợp pháp qua biên giới vào Việt Nam và lưu hành trên toàn quốc.

Thủ tục nhập khẩu đối với hàng phụ tùng hay bất cứ hàng hóa nhập khẩu nào khác đều có vai trò quan trọng. Thứ nhất, hàng hóa đã đủ thủ tục nhập khẩu hay thủ tục hải quan sẽ được lưu hành, kinh doanh hợp pháp trong lãnh thổ nước ta. 

Đội Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện vi phạm đối với hàng hóa. Một trong những thông tin mà Đội yêu cầu đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu là thủ tục nhập khẩu đối với các mặt hàng có nguồn gốc từ nước ngoài. Chỉ khi bạn có đầy đủ giấy giờ này thì hoạt động buôn bán mới được coi là hợp pháp.

Thứ hai, thủ tục hải quan giúp kiểm soát số lượng, chủng loại và các thông tin khác liên quan đến hàng hóa và hoạt động vật chuyển. Đây là thông tin quan trọng giúp đánh giá được mức độ tiêu thụ lượng hàng hóa nhập khẩu trong nước.

Thứ ba, thủ tục hải quan khi nhập khẩu là cơ sở để kê khai thuế nhập khẩu và các loại phí khác. Đây là nguồn đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước.

Chính sách nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng phụ tùng xe máy

Chính sách nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng phụ tùng xe máy

Sản phẩm phụ tùng xe máy sản xuất mới 100% không thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu vào nước ta. Do vậy, các doanh nghiệp có thể thực hiện nhập mọi thiết bị về kinh doanh. Giống như những hàng hóa nhập khẩu buôn bán thông thường, để thông qua hải quan, hoàn thành thủ tục hải quan để kiểm kê sản phẩm và đóng thuế là hoạt động không thể thiếu.

Các sản phẩm phụ tùng nhập khẩu cần thực hiện quy định theo Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Một số phụ tùng đặc biệt khác cần đáp ứng quy định về kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo phụ lục kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BGTVT. Do vậy, những phụ tùng đặc biệt này cần có chứng nhận và công bố hợp quy.

Mã HS cho sản phẩm phụ tùng xe máy

Mã HS hay Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa là hệ thống phân loại thống nhất quốc tế áp dụng cho tất cả hàng hóa trên toàn thế giới. Hệ thống mã được áp dụng tại mọi quốc gia để giúp hàng hóa giao dịch nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. 

Mã HS cho sản phẩm phụ tùng xe máy được căn cứ dựa vào tài liệu kỹ thuật hoặc giám định sản phẩm tại Cục kiểm định hải quan. Sản phẩm phụ tùng xe máy thuộc mã HS từ 87.14: Bộ phận và phụ kiện của xe thuộc nhóm HS từ 87.11 đến 87.13.

Mã HS Code Tên phụ tùng xe máy
87141010 Yên xe
87141020 Nan hoa, ốc bắt đầu nan hoa
87141030 Khung, càng xe và phụ tùng của chúng
87141040 Bánh răng (gearing), bộ ly hợp hộp số, thiết bị truyền động khác và phụ kiện của chúng.
87141050 Vành bánh xe
87141060 Phanh và và phụ tùng của chúng
87141070 Giảm thanh (mufflers) và phụ tùng của chúng
87141090 Loại phụ tùng xe khác
7142011 Phụ tùng kể cả lốp có có đường kính từ 75mm – 100mm và chiều rộng bánh xe hoặc lốp không dưới 30mm.
7142012 Phụ tùng kể cả lốp có có đường kính từ 100mm – 250mm và chiều rộng bánh xe hoặc lốp không dưới 30mm.

Hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm phụ tùng xe máy nhập khẩu

Theo quy định pháp luật Việt Nam, một số loại sản phẩm phụ tùng xe máy bắt buộc phải có giấy kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu hay giấy chứng nhận và công bố hợp quy. Những sản phẩm này thuộc phụ lục II của Thông tư 41/2018/TT-BGTVT. Một số phụ tùng điển hình là:

  • Động cơ xe mô tô, gắn máy thông thường
  • Động cơ xe mô tô, gắn máy điện
  • Đèn chiếu sáng
  • Ắc quy xe
  • Vành hợp kim
  • Vành thép
  • Gương chiếu hậu
  • Khung xe
  • Mâm exciter

Hồ sơ để đăng ký kiểm tra chất lượng phụ tùng xe máy gồm:

  • Bản đăng ký kiểm tra chất lượng phụ tùng nhập khẩu. 
  • Bản sao chứng từ nhập khẩu có công chứng của đơn vị nhập khẩu gồm: tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn thương mại hoặc những giấy tờ có giá trương tương đương liên quan đến lô hàng.
  • Tài liệu kỹ thuật miêu tả chi tiết thông số sản phẩm tùy theo từng loại như tên, công suất hoạt động, thành phần cấu tạo, kích thước… 
  • Bản kê khai thông số và tính năng kỹ thuật của động cơ.

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy

Hồ sơ chứng từ phục vụ thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
  • Vận đơn lô hàng phụ kiện (Bill of Landing).
  • Danh sách đóng gói phụ kiện xe máy (Packing List).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ phụ kiện xe máy (C/O).
  • Hoá đơn thương mại lô hàng phụ kiện (Commercial Invoice).
  • Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm đối với những phụ kiện cần thiết.

Quy trình thực hiện thủ tục nhập hàng phụ tùng xe máy bao gồm các bước:

  1. Xác định loại hàng hóa nhập khẩu là thông thường hay hàng hóa phải có công bố chuẩn hợp quy.
  2. Kiểm tra bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu phụ kiện xe.
  3. Khai và gửi tờ khai hải quan.
  4. Lấy lệnh giao hàng. Đơn vị nhập khẩu cần có các hồ sơ sau để lấy lệnh: chứng minh nhân dân/ CCCD; vận đơn hàng hóa bản sao và bản gốc.
  5. Nhận phân luồng hàng hóa: luồng xanh, vàng hoặc đỏ.
  6. Nộp thuế, phí theo yêu cầu và hoàn tất thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy.
  7. Vận chuyển phụ tùng về kho hàng.

Ý nghĩa kết quả phân luồng tờ khai hải quan sản phẩm phụ tùng

Phân luồng tờ khai hải quan là công cụ giúp bộ phận hải quan giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa phụ tùng nhập khẩu khi đi vào lãnh thổ Việt Nam. Phân luồng gồm 3 loại là luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ:

  • Luồng xanh: Doanh nghiệp nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa và hồ sơ nhập khẩu và chỉ cần đóng thuế để đưa hàng về.
  • Luồng vàng: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ thủ tục khai báo hải quan và không kiểm tra chi tiết hàng hóa. Nếu thủ tục đã đầy đủ, doanh nghiệp nộp thuế và đưa hàng về hoặc bổ sung giấy tờ cần thiết nếu hồ sơ thiếu giấy tờ.
  • Luồng đỏ: Cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ khai báo hải quan và thực tế hàng hóa. Nếu hồ sơ và hàng hóa đã phù hợp, doanh nghiệp chỉ cần nộp thuế để đưa hàng về. Nếu thủ tục và thực tế hàng hóa có vấn đề, doanh nghiệp cần thực hiện theo hướng dẫn của hải quan.

Bạn nên tự làm thủ tục nhập khẩu hay sử dụng dịch vụ?

Thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy hay hàng hóa nói chung cần nhiều giấy tờ và hiểu biết về những loại sản phẩm đặc biệt. Việc thiếu giấy tờ cần thiết khiến thời gian thông quan, lưu kho hàng hóa tăng lên. Điều này sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu.

Do vậy, nếu doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm nhập khẩu hoặc muốn đẩy nhanh thời gian thông quan, dịch vụ kê khai hải quan hàng hóa trọn gói là sự lựa chọn phù hợp. Các đơn vị trung gian này đã có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rộng rãi để giúp doanh nghiệp nhập khẩu thông quan chỉ trong lần đầu tiên làm hồ sơ. Ngoài ra, bạn có thế lấy hàng thông qua các đại lý phụ tùng xe máy giá sỉ, như thế sẽ tiết kiệm thời gian và không cần phải tìm kiếm nguồn hàng hay thủ tục nhập khẩu, các đơn vị chuyên bỏ sỉ phụ tùng xe máy tại Việt Nam, bạn có thể các tham khảo các đơn vị như: Kim Thành, Honda Việt Nam, phụ tùng Kiều Trang,….

Nội dung bài viết của Pháp điển Net đã mang đến cho bạn thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu phụ tùng xe máy như hồ sơ giấy tờ, quy trình thực hiện. Khai hải quan là hoạt động bắt buộc cần thực hiện để có thể kinh doanh hàng hóa nhập khẩu hợp pháp. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hình dung được những điều cần làm khi khai hải quan và lựa chọn cách làm thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam